CÁCH NHẬN BIẾT PHÂN KALI THẬT VÀ GIẢ
Hiện nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn biến phức tạp. Hậu quả là người dân phải chịu cảnh “tiền mất – tật mang” mà chẳng biết kêu ai, các nhà sản xuất chân chính bị thiệt hại. Trong đó, phân bón hóa học, nhất là phân Kali và các loại phân hỗn hợp NPK có tỷ lệ làm giả lớn, bởi công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận lớn do chênh lệch giá cao. Để giúp cho quý bà con nông dân tự bảo vệ mình, Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển VI DAN xin giới thiệu một số kinh nghiệm để nhận biết các loại phân Kali thật – giả.
Ảnh minh họa.
1. Phân hóa học Kali trên thị trường được chia làm hai nhóm chính:
- Phân hóa học Kali đơn chất, gồm:
+ Phân Clorua Kali (MOP, KCl) chứa 60% K2O.
+ Phân Sulphate Kali (SOP, K2SO4) chứa 50% (K2O).
- Phân hóa học Kali hỗn hợp, gồm:
+ Phân chứa Đạm và Kali: có tên gọi chung là phân hỗn hợp KNS, NKS, NK... chủ yếu sản xuất trong nước từ nguyên liệu là hai loại phân đơn S.A (Sulphate Amonium) và MOP (Clorua Kali, KCl) trộn thêm một số phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏ, nhưng được chia ra nhiều loại khác nhau do tỷ lệ thành phần hai dưỡng chất (N và K2O) khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau tuỳ theo từng cơ sở sản xuất.
+ Phân chứa Đạm, Lân và Kali: có tên gọi chung là phân hỗn hợp NPK, gồm hàng ngàn loại khác nhau do tỷ lệ thành phần các dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau của cơ sở sản xuất.
2. Cách nhận biết một số loại phân kali thật – giả:
a. Phân Clorua Kali (MOP, KCl) chứa 60% K2O:
Đây là loại phân Kali phổ biến nhất và cũng là loại phân bị lợi dụng làm giả, làm nhái nhiều nhất.
Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím hoặc màu trắng.
Phần lớn nông dân tin rằng: “Phân Clorua Kali có màu đỏ, ngược lại phân có màu đỏ là phân Kali”. Nhưng thực tế không phải cứ loại phân bón nào có màu đỏ, màu hồng cũng là phân Kali.
Nông dân dễ bị mua phải phân Kali giả do trên thị trường có các loại phân NKS, KNS, NPK… được một số nhà sản xuất trong nước cố tình làm rất giống phân Clorua Kali về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali, nhưng thực chất chỉ có từ 10-30% là K2O, còn lại là phân S.A, muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ, nhằm mục đích bán được hàng thu lợi nhuận.
Trên thị trường hiện nay, phân Kali thật do các công ty trong nước chủ yếu nhập trực tiếp từ nhà sản xuất nước ngoài như Nga, Belarust, Canada, Israel, Jordan… với số lượng lớn, chất lượng đảm bảo, đã qua kiểm tra chất lượng nhà nước, được đóng trong bao 50kg, có hàm lượng K2O tối thiểu là 60%.
Vậy làm thế nào có thể phân biệt được phân Clorua Kali thật - giả bằng cảm quan?
Chuẩn bị một cốc thủy tinh nhỏ, trắng và trong suốt chứa khoảng 100ml nước sạch. Sau đó, bỏ khoảng 3 - 5g sản phẩm vào cốc để làm thử nghiệm và quan sát kết quả như Bảng 1.
Bảng 1: Phân biệt phân Clorua Kali thật - giả.
b. Phân Sulphate Kali (SOP, K2SO4) chứa 50% K2O:
Đặc điểm nhận biết: màu trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột.
Phân Sulphate Kali (SOP, K2SO4) rất tốt cho các loại cây có múi, khoai tây, thuốc lá, cũng là loại phân phải nhập khẩu, số lượng dùng không phổ biến, dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng.
Cách phân biệt thật - giả chỉ có thể bằng cách tiến hành thực nghiệm hòa tan vào trong cốc nước trong và quan sát các biểu hiện như Bảng 2.
Bảng 2: Phân biệt phân Sulphate Kali (SOP, K2SO4) chứa 50% K2O.
c. Đối với các loại phân chứa Đạm và Kali như KNS, NKS, NK hay KN với hai thành phần dinh dưỡng chính là Đạm và Kali:
Đây là loại phân chủ yếu do một số cơ sở trong nước sản xuất bằng cách phối trộn hai loại phân S.A (Sulphate Amonium) và Clorua Kali (MOP) và một số phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏ… với nhau theo một tỷ lệ nhất định mà nhà sản xuất đã công bố và đăng ký.
Phẩm màu, bột đất sét đỏ, muối ăn hay những phụ gia khác đều không có không có tác dụng dinh dưỡng đối với cây trồng. Mục đích các cơ sở sản xuất trộn phẩm màu, sét đỏ vào là để tạo ra màu đỏ của sản phẩm sao cho giống với phân Clorua Kali thật nhằm làm cho người nông dân bị nhầm lẫn khi mua hàng. Giá thành của loại phân này thường chỉ bằng khoảng 50% so với phân Clorua Kali (MOP) thật và hàm lượng Kali cũng chỉ bằng 1/5 hay 1/6 so với phân Clorua Kali thật mà thôi. Các loại phân như KNS, NKS, NK hay KN này chỉ nên dùng để bón thúc đợt 1.
Bà con nông dân cần hết sức cảnh giác, tránh mua phải và tránh dùng loại phân này với mục đích bón Kali ở giai đoạn thúc đòng, đậu quả, vào hạt để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra đối với mùa màng.
d. Đối với các loại phân hỗn hợp NPK:
Gồm rất nhiều loại, do tỷ lệ thành phần các loại dinh dưỡng khác nhau, nhưng theo phương pháp sản xuất thì được chia ra làm 2 nhóm:
- Nhóm phân khoáng trộn: Được sản xuất bằng cách phối trộn các loại phân nguyên liệu chứa Đạm, Lân và Kali với nhau theo một tỷ lệ nhất định theo tiêu chuẩn đã công bố, tạo thành một hỗn hợp phân bón với thành phần là các hạt chứa riêng rẽ từng loại dinh dưỡng.
Nhóm này có công nghệ sản xuất đơn giản, nhưng sản phẩm làm ra khó làm giả mà chỉ có thể làm kém chất lượng do người tiêu dùng có thể nhận biết bằng cảm quan từng thành phần phân bón có trong hỗn hợp (hạt Đạm, hạt Kali, hạt Lân…).
Nhóm phân phức hợp: Được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ, trộn đều các loại nguyên liệu thành phần, sau đó tạo thành dạng hạt tổng hợp mà mỗi hạt đều chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo một tỷ lệ nhất định đã được công bố.
Nhóm này tuy có công nghệ phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn, hiện đại nhưng lại dễ bị các cơ sở sản xuất nhỏ khác lợi dụng làm giả, làm nhái bằng cách ve viên các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột màu… tạo thành sản phẩm có hình dáng và màu sắc giống như hàng thật.
Nói chung, đối với các loại phân NPK rất khó phân biệt được thật - giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Kinh nghiệm chung để mua được đúng chủng loại và chất lượng các loại phân NPK là chọn mua sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, mua tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó.
Với những chia sẻ ở trên, Tổng công ty hy vọng rằng bà con nông dân có thêm kinh nghiệm để có thể mua được những loại phân bón thật, chất lượng tốt, góp phần tạo ra những vụ mùa bội thu.
CN Sinh học Phan Văn Lệ
Bộ phận R&D VI DAN
Nguồn: Cục Trồng Trọt
Tin liên quan
- Lật tẩy 2 công ty phân bón kém chất lượng (17-10-2015)
- Bỏ thuốc BVTV, chạy đua làm phân bón (17-10-2015)
- Tăng thuế nhập khẩu phân bón: Khuyến khích sản xuất trong nước (17-10-2015)
- Gia Lai: Một số phân bón sinh học - Mối đe dọa cho cây trồng (17-10-2015)
- Ma trận trên thị trường phân bón (Video) (02-11-2015)
Tin xem nhiều
- Bệnh tuyến trùng trên cây cà phê (27-09-2017)
- Dùng ximăng làm phân bón lúa (14-01-2016)
- TÂY NGUYÊN: Nông dân lao đao với phân bón giả (28-09-2017)
- Các thuật ngữ trên bao bì phân bón (15-09-2017)
- Hướng dẫn sử dụng DAP Đình Vũ cho cây chuối (26-01-2016)
Tin mới
- Phân bón hữu cơ VBM 20 (26-12-2022)
- NEB 26 HOA KỲ (29-04-2022)
- Phân bón hữu cơ VBM 3 trong 1 (29-04-2022)
- Nông sản Việt trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ (23-01-2019)
- Phân bón hữu cơ là gì? 10 Ưu điểm của phân bón hữu cơ so với phân bón thông thường (28-03-2018)
Video nhà nông
Thống kê truy cập